Khi các công ty sản xuất công nghiệp muốn đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho các nhà máy hiện có, họ cần xem xét điều gì? Điều trước tiên họ muốn biết là “chi phí xử lý nước thải là bao nhiêu?” Quá trình xử lý nước thải mang tính phức tạp và đặc thù riêng rất cao. Do đó có nhiều yếu tố cần đưa vào cân nhắc để chọn được giải pháp phù hợp. Hãy cũng chúng tôi xem một hệ thống xử lý nước thải điển hình có thể bao gồm những gì? Và phân tích các yếu tố chính trong hệ thống và cách mà những yếu tố này làm biến động chi phí.
Chất lượng của nước thải và các thiết bị xử lý
Một trong những yếu tố lớn nhất xác định chi phí của hệ thống xử lý nước thải là các thiết bị được trang bị trong hệ thống.
Dưới đây là 5 câu hỏi quan trọng cần đặt ra khi đầu tư hệ thống xử lý nước thải:
• Nhà máy có tạo ra lượng nước thải có chất hữu cơ (nhu cầu ôxy sinh hóa – BOD), hàm lượng Nito (TN), hàm lượng photpho (TP), hàm lượng dầu mỡ cao?
• Quy trình sản xuất của nhà máy có làm ô nhiễm nước thải với các chất rắn lơ lửng (TSS) cao và kim loại như kẽm, sắt, chì và niken không?
• Bạn có thấy nồng độ cao của các chất ô nhiễm vô cơ (nhu cầu oxy hóa học-COD) không?
• Nước thải từ Nhà máy thải ra có thay đổi pH (tính kiềm hay axit)?
• Thiết bị đầu tư cho hệ thống có cần hiện đại, sản xuất từ các nước tiên tiến hay các nước đang phát triển?
Tất cả những yếu tố này sẽ xác định loại hệ thống xử lý nước thải cần thiết và chi phí cần thiết để đầu tư.
Lưu lượng xử lý và Chế độ xả thải liên quan đến chi phí vốn đầu tư của hệ thống
Nếu nhà máy của bạn có chế độ xả thải liên tục với lưu lượng thấp, chi phí vốn đầu tư sẽ thấp hơn rất nhiều so với hệ thống xử lý nước thải có chế độ xả thải không ổn định với lưu lượng lớn.
Một yếu tố nữa cần xem xét là thời gian vận hành của hệ thống trong ngày. Nếu nhà máy của bạn vận hành trong một khoảng thời gian xử lý ngắn (8 giờ hoặc 12 giờ thay vì 24 giờ) khi đó lưu lượng xử lý cho một giờ sẽ tăng lên kéo theo chi phí thiết bị sẽ cao hơn.
Các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định được thông số này theo cách hợp lý nhất để có được khái toán chi phí chính xác cho hệ thống. Bạn cần làm rõ những yếu tố này với công ty thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bạn.
Ví dụ: Một hệ thống được thiết kế để hoạt động 12 giờ sẽ có chi phí cao hơn từ 40% đến 60% so với hệ thống hoạt động 24 giờ
Các yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi định giá hệ thống xử lý nước thải
Yêu cầu về diện tích
Khi lập kế hoạch xây dựng bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào, kích thước thiết kế của hệ thống sẽ ảnh hưởng đến chi phí. Vì thế cần ghi nhớ rằng vị trí nhà máy cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí.
Ví dụ: nếu mặt bằng rất đắt đỏ tại khu vực đặt nhà máy của bạn, cần cân nhắc một thiết kế hệ thống với công nghệ hiện đại để chiếm ít diện tích hơn.
Yêu cầu về Chi phí lắp đặt
Một điều quan trọng khác cấu thành chi phí là giá thành lắp đặt. Giá nhân công sẽ thay đổi theo địa điểm. Do đó cần chú ý lắp đặt hệ thống và tính đến yếu tố này khi dự trù kinh phí. Ở những khu vực có chi phí lắp đặt cao, bạn có thể cân nhắc áp dụng hệ thống mô-đun lắp đặt sẵn thay vì xây dựng các bể xử lý tại chỗ.
Yêu cầu về tự động hóa hệ thống
Khi nói đến mức độ tự động hóa hệ thống xử lý nước thải, có hai phương thức cơ bản như sau:
- Đầu tiên là mức độ tự động hóa cao đòi hỏi rất ít sự can thiệp của con người. Phương thức này có thể loại bỏ sai sót liên quan đến việc vận hành thiết bị. Và hiển nhiên phương án này sẽ tốn kém khi đầu tư. Đó là chi phí đầu tư ban đầu vào các bảng điều khiển tự động tinh vi và thiết bị đi kèm. Nhưng khi vận hành, chi phí nhân công thường xuyên sẽ ít đi.
- Phương thức thứ hai liên quan đến mức độ tự động hóa thấp hơn. Chi phí đầu tư cũng thấp hơn nhưng phụ thuộc nhiều hơn vào nhân lực vận hành. Điều này có thể dẫn đến tốn kém chi phí nhiều hơn cho nhân công về lâu dài.
Do đó, bạn cần xem xét việc sẵn có của nhân lực, cũng như hiệu quả mang lại cho công ty của bạn. Từ đó có thể giúp bạn quyết định xem liệu có nên đầu tư vào các hệ thống điều khiển tốn kém hơn hay không.
Hệ thống “Chìa khóa trao tay” và hệ thống chế tạo sẵn
Nếu bạn áp dụng hệ thống xử lý nước thải chế tạo sẵn, điều này thường sẽ tiết kiệm khoảng ba tháng thi công xây dựng. Đôi khi cùng mức chi phí thấp hơn. Khi hệ thống của bạn được chế tạo tại các cơ sở sản xuất và các xưởng chế tạo lắp ráp thì sẽ có nhiều lợi ích. Như là đội ngũ ở đó sẽ có hiểu biết sâu hơn về loại hệ thống xử lý mà họ đang sản xuất. Điều này dẫn đến quá trình chế tạo nhanh chóng và hiệu quả so với thi công xây dựng tại chỗ.
Đôi khi bạn thuê một đội thi công sẽ cần có khoảng thời gian để thích ứng với công việc, từ đó có thể tăng thêm thời gian hoặc chi phí cho một dự án.
NAVITECHCO chuyên về các loại hệ thống “chìa khóa trao tay”, hệ thống chế tạo sẵn. Để biết thêm thông tin về những sản phẩm của chúng tôi, bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Vận chuyển hệ thống xử lý đến nhà máy
Đối với những nhà máy ở các tỉnh xa nơi sản xuất, bạn có thể tính thêm khoảng 3-5% chi phí của thiết bị. Đây là chi phí vận chuyển hệ thống xử lý nước đến nhà máy của bạn. Con số này có thể khác nhau tùy thuộc vào thời điểm trong năm lúc bạn mua hệ thống, đồng thời phải kể đến địa điểm nhà máy của bạn so với địa điểm sản xuất hệ thống.
Khi tìm mua hệ thống, bạn nên kiểm tra với nhà sản xuất, để xem liệu họ có các cơ sở chế tạo gần với địa điểm nhà máy của bạn hay không, để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Chi phí vận hành
Bạn phải chi một số tiền nhất định để đầu tư ban đầu. Và bạn cũng nên nhớ rằng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ nào cũng phải tính đến yếu tố chi phí vận hành hệ thống theo thời gian. Đối với các quyết định như thế này, bạn cần phải cân nhắc ưu và nhược điểm của chi phí đầu tư ban đầu và chi phí đầu tư vận hành dài hạn. Một hệ thống có chi phí đầu tư ban đầu rất thấp nhưng chi phí vận hành dài hạn lại rất cao thì nên cân nhắc nhiều.
Bạn có thể yêu cầu Nhà cung cấp phân tích chi phí vận hành dài hạn. Để công ty của bạn có thể lập kế hoạch trước cho chi phí vận hành trong vòng đời của dự án xử lý nước thải. Điều này có thể giúp bạn cân nhắc xem liệu bạn muốn đầu tư nhiều hơn cho hệ thống của bạn ngay từ ban đầu hay phân bổ theo thời gian.
Một hệ thống xử lý nước thải thuần túy về xử lý vi sinh (nước thải thực phẩm, nước thải sinh học,….) thường có chi phí vận hành khá thấp – khoảng 5.000 đồng – 10.000 đồng cho 1m3 nước thải. Trong khi xử lý bằng hóa học (nước thải xi mạ, nước thải nhuộm,….) thường có chi phí vận hành khá cao – khoảng 10.000-30.000 đồng cho 1m3 nước thải.
Các chi phí, lệ phí khác
Khi đầu tư một hệ thống xử lý nước thải, bạn cũng không nên bỏ sót các chi phí và lệ phí tiềm tàng. Ví dụ:
- Sẽ có bất kỳ khoản thuế nào đối với hệ thống xử lý hoặc chi phí mua sắm bổ sung thiết bị không?
- Hệ thống xử lý dự kiến ấy có tác động gì đối với chi phí tiện ích (điện, nước…)?
- Liệu có các chi phí hoặc giấy phép liên quan đến quy định về môi trường?
- Có các thí nghiệm phân tích tuân thủ chất lượng nước mà bạn phải trả thêm?
Điều quan trọng là phải hiểu và xem xét đến bất kỳ chi phí hoặc lệ phí tiềm ẩn nào bạn có thể phải chịu. Ví dụ, khu vực của bạn có lệ phí kết nối để xả nước thải đã xử lý không? Để biết thêm thông tin về các lệ phí kết nối vào hệ thống xả thải có thể có trong khu vực của bạn, hãy liên hệ với các ban quản lý khu công nghiệp của bạn. Nhiều trường hợp, lệ phí này được dựa trên khối lượng nước mà nhà máy của bạn thải ra và chất lượng nước thải.
Ngoài ra còn có yêu cầu giám sát thường xuyên quá trình xả nước thải qua xử lý theo thời gian. Bạn sẽ cần làm một số loại giấy phép để xả nước qua xử lý ra môi trường như: Giấy phép xả thải, giấy phép hoàn thành công trình xử lý môi trường. Việc không tuân thủ các quy định tại địa phương có thể dẫn đến tiền phạt nặng.
Cũng cần xem xét sẽ có các chi phí để xử lý chất thải thứ sinh do hệ thống tạo ra, như là bùn thải, chất thải rắn,….. Với các quy định nghiêm ngặt về môi trường hiện nay, bạn cần phải xử lý chất thải để có thể cô đặc và vận chuyển đến công ty xử lý bên thứ ba. Ví dụ như sử dụng bể nén bùn, sân phơi bùn, máy ép bùn, …..
Kết luận
Nói chung, các giải pháp hệ thống xử lý nước thải và cơ cấu chi phí khá phức tạp. Mỗi nhà máy có một mức độ ô nhiễm của nước thải khác nhau, và điều kiện thi công cũng khác nhau. Dó đó công đoạn khảo sát thiết kế hệ thống xử lý nước thải là rất quan trọng, phải được thực hiện kỹ lưỡng.
Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cũng không có một giá thành chuẩn. Mặc dù vậy nhưng nhiều doanh nghiệp muốn có được con số để dự trù ngân sách. Do đó Navitechco cố gắng tổng hợp chi phí đầu tư (bao gồm thiết kế, xây dựng, lắp đặt, chuyển giao,….) để xử lý cho 1m3 nước thải các ngành nghề tiêu biểu. Tùy theo lưu lượng xả thải hàng ngày, bạn có thể ước tính chi phí đầu tư ban đầu của mình. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đơn giá này chỉ có tính tương đối, chỉ để tham khảo, và được áp dụng cho công trình trên 100 m3 nước thải/ngày.
STT | LOẠI NƯỚC THẢI | CHI PHÍ XỬ LÝ ĐẦU TƯ (VND/M3) |
1 | Nước thải sinh hoạt (đã qua bể tự hoại) | 5.000.000-7.000.000 |
2 | Nước thải Canteen | 6.000.000-8.000.000 |
3 | Nước thải bệnh viện | 8.000.000-10.000.000 |
4 | Nước thải dược phẩm | 10.000.000-12.000.000 |
5 | Nước thải chăn nuôi | 6.000.000-8.000.000 |
6 | Nước thải giết mổ | 6.000.000-8.000.000 |
7 | Nước thải dệt nhuộm | 15.000.000-17.000.000 |
8 | Nước thải xi mạ, sơn tĩnh điện | 10.000.000-12.000.000 |
9 | Nước thải thủy sản | 8.000.000-10.000.000 |
10 | Nước thải thực phẩm | 8.000.000-12.000.000 |